Bất cứ công trình nào có sử dụng đèn cao áp cũng cần tuân thủ các tiêu chuẩn được quy định sẵn. Sau đây Chiếu sáng Việt Nam sẽ giới thiệu cho bạn đọc một số tiêu chuẩn cột đèn cao áp thông dụng nhé.
TIÊU CHUẨN TCVN 10885-1:2015
Nội dung chính:
1. tiêu chuẩn trụ đèn cao áp phải được thử nghiệm khi đã lắp hoàn chỉnh với nguồn sáng và bộ điều khiển do nhà chế tạo quy định.
2. Đèn cao áp phải đáp ứng yêu cầu của các TCVN 7722-2 (IEC 60598-2)
3. Đèn cao áp phải đáp ứng tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này và tùy theo từng trường hợp áp dụng, phải đáp ứng các yêu cầu bổ sung của các TCVN 10885-2 (IEC 62772-2) tương ứng với kiểu nguồn sáng sử dụng trong đèn điện.
4. Nhà chế tạo phải cung cấp thông tin đối với nguồn sáng cụ thể được sử dụng cho thử nghiệm.
TCVN 5639:1991 NGHIỆM THU THIẾT BỊ ĐÃ LẮP ĐẶT XONG – NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
Nội dung và trình tự tiến hành nghiệm thu
Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong tiến hành theo 3 bước nghiệm thu tĩnh, nghiệm thu chạy thử không tải và nghiệm thu chạy thử có tải.
Nghiệm thu tĩnh
1. Nghiệm thu tĩnh là kiểm tra, xác định chất lượng lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt để chuẩn bị đưa thiết bị vào chạy thử không tải.
2. Khi nghiệm thu, cần nghiên cứu các hồ sơ tài liệu sau:
– Hồ sơ thiết kế lắp đặt và bản vẽ chế tạo (nếu có).
– Tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành, lí lịch thiết bị.
– Biên bản nghiệm thu từng phần các công việc lắp máy, lắp điện, lắp ống, lắp thông gió,…
– Bản vẽ hoàn công cho một số việc lắp đặt quan trọng.
– Biên bản nghiệm thu hệ thống phòng chữa cháy.
– Biên bản thay đổi thiết kế và thiết bị.
– Nhật ký công trình.
– Biên bản nghiệm thu công trình xây dựng có liên quan đến việc lắp đặt và bao che thiết bị.
tiêu chuẩn trụ đèn cao áp
3. Sau khi đã nghiên cứu hồ sơ nghiệm thu và thực địa nếu thấy thiết bị lắp đặt đúng thiết kế và phù hợp với yêu cầu kỹ thuật quy định thì lập và ký biên bản nghiệm thu tĩnh, cho phép tiến hành chạy thử không tải.
Nghiệm thu chạy thử không tải.
1. Nghiệm thu chạy thử không tải là kiểm tra xác định chất lượng lắp đặt và tình trạng thiết bị trong quá trình chạy thử không tải, phát hiện và loại trừ những sai sót, khiếm khuyết chưa phát hiện.
Việc chạy thử không tải thiết bị chỉ tiến hành sau khi đã có biên bản nghiệm thu tĩnh.
2. Đối với thiết bị độc lập thí nghiệm thu chạy thử không tải thực hiện một bước do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Đối với dây chuyền công nghệ gồm nhiều thiết bị thí nghiệm thu chạy thử không tải tiến hành 2 bước:
a) Nghiệm thu chạy thử không tải từng máy độc lập (đơn động).
b) Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất (liên động).
3. Nghiệm thu chạy thử từng máy độc lập do Ban nghiệm thu cơ sở thực hiện.
Trong quá trình nghiệm thu chạy thử cần theo dõi sự hoạt động của thiết bị, các thông số về tốc độ, độ rung, nhiệt độ, các hệ thống làm mát, bôi trơn…
tiêu chuẩn trụ đèn cao áp
4. Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất:
Nghiệm thu chạy thử không tải dây chuyền sản xuất là chạy thử liên động toàn dây chuyền.
Việc chạy thử liên động phải liên tục từ 4-8 giờ (tùy theo loại thiết bị) không ngừng lại vì lý do nào.
Kết thúc chạy thử, Hội đồng nghiệm thu cơ sở lập và ký biên bản nghiệm thu.
5. Nghiệm thu chạy thử có tải.
Chạy thử có tải thiết bị để phát hiện và loại trừ các khuyết tật của thiết bị trong quá trình mang tải, điều chỉnh các thông số kỹ thuật thích hợp để chuẩn bị đưa thiết bị vào sản xuất thử.
Công việc nghiệm thu do Hội đồng nghiệm thu cơ sở thực hiện.
ĐÈN CAO ÁP CHIẾU SÁNG ĐƯỜNG PHỐ (TRÍCH TỪ TCVN 5828:1994)
●Yêu cầu về quang
1. Đường phân bố cường độ sáng của đèn điện chiếu sáng đường phố phải có dạng bán rộng.
2. Cường độ ánh sáng tính theo bóng đèn có quang thông quy ước là 10001m trong vùng α = 75 ÷ 90o so với phương thẳng đứng ở mặt phẳng cắt ngang đèn không được lớn hơn giá trị cho trong bảng sau:
tiêu chuẩn trụ đèn cao áp
α , 0 |
Cường độ sáng, cd, không lớn hơn |
75 80 85 90 |
200 80 25 20
|
3. Hệ số sử dụng quang thông theo độ rọi không được nhỏ hơn 0,2, hệ số khuếch đại của đèn điện >= 1,8.
4. Hệ số hiệu dụng của đèn điện >=70%. Đối với đèn có hai bóng trở lên cho phép giảm 5%.
5. Tấm phản quang có hệ số phản quang >= 0,8.
6. Tấm bảo vệ có hệ số khúc xạ >= 0,85.
●Về kết cấu.
1. Đèn cao áp được chế tạo theo cấp bảo vệ IP 23.
2. Kẹp giữ của đèn cao áp đảm bảo giữ đèn chắc chắn ở vị trí làm việc, các vít và mối ghép bằng vít, bu lông chống tự tháo lỏng.
3. Đui để lắp bóng đèn phù hợp với TCVN 1835 : 1976.
tiêu chuẩn trụ đèn cao áp
4. Các chi tiết bằng kim loại phải được chống gỉ. Tấm phản quang phải đảm bảo độ bền của lớp mạ.
5. Đèn điện phải chịu được lực tác động của mưa nhân tạo với lưu lượng 5mm/phút.
6. Dây dẫn bên trong đèn phải có mặt cắt phù hợp với công suất của bóng đèn và >=0,5mm2.
●Yêu cầu về an toàn điện
1. Đèn được chế tạo theo cấp bảo vệ chống điện giật 1.
tiêu chuẩn trụ đèn cao áp
2. Vít để nối đất phải đảm bảo nối đất chắc chắn và có đường kính >=4mm, có ký hiệu nối đất.
3. Chiều dài đường rò và khe hở không khí giữa các chi tiết không nhỏ hơn giá trị cho trong bảng sau:
Giữa các chi tiết |
Chiều dài đường rò và khe hở không khí, mm |
– Mang điện cực tính khác nhau – Mang điện và chi tiết kim loại dễ chạm phải hoặc bề mặt ngoài của đèn điện |
3 4 |
5. Yêu cầu cách điện giữa các phần mang điện và các bộ phận kim loại, sau khi thử nóng ẩm không đổi 48h phải chịu được điện áp thử 1500v/min mà không bị đánh thủng hoặc phóng điện bề mặt.4. Điện trở cách điện giữa các phần mang điện và các bộ phận bằng kim loại sau khi thử nóng ẩm không đổi 48h >= 2M:.
Xem thêm: Giá trụ đèn cao áp: https://trudendien.com/tin-tuc/bao-gia-tru-den-cao-ap-chieu-sang-duong-pho.html
tiêu chuẩn trụ đèn cao áp
Trên đây là một số tiêu chuẩn cột đèn cao áp cơ bản để các quý khách hàng và bạn đọc tham khảo, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhất:
THÔNG TIN LIÊN HỆ
CÔNG TY TNHH SX TM DV XNK CHIẾU SÁNG VIỆT NAM