HIỂU BIẾT VỀ TRỤ ĐÈN CAO ÁP MẠ KẼM NHÚNG NÓNG

Trụ đèn cao áp mạ kẽm nhúng nóng là một quá trình tạo ra lớp phủ kẽm bền vững bảo vệ cấu trúc của trụ đèn cao áp nhằm làm tăng tuổi thọ của sản phẩm Cột, Chống ăn mòn, rỉ sét.

Không giống như các quy trình tạo ra sản phẩm mạ khác, kết cấu của trụ đèn cao áp trước khi thực hiện mạ kẽm nhúng nóng có thể ảnh hưởng đến hình dạng và đặc tính của sản phẩm thép mạ kẽm nhúng nóng tạo thành.

Nhiệt Độ Đông Của Lớp Mạ Kẽm Lên Trụ Đèn Cao Áp

Kẽm sẽ bắt đầu đông lại ở nhiệt độ 420ᵒC, vì vậy kẽm sẽ nhanh chóng trở thành lớp vỏ bao phủ sản phẩm kẽm sau khi được rút ra khỏi bẻ kẽm nóng chảy. Phần thép dày hơn sẽ giữ nhiệt lâu hơn và kẽm nóng chảy cũng rút đi nhanh hơn so với phần mỏng hơn.

Kích thước của sản phẩm phải phù hợp với kích thước của bể chứa kẽm nóng chảy để đảm bảo sản phẩm có thể nhúng hoàn toàn vào trong bể. tối thiểu bể hiện tại là 12 mét chiều dài, 2,5 mét chiều rộng và 2,5 mét chiều sâu.

Phản Ứng Hóa Học Của Kẽm Lên Trụ Đèn Cao Áp

Tốc độ Phản ứng hóa học của kẽm lên trụ đèn cao áp để tạo thành lớp phủ mạ kẽm phụ thuộc vào các đặc điểm hóa học của thép. Sắt nguyên chất có tỷ lệ phản ứng với kẽm nóng chảy tương đối thấp.

Thành phần của thép thường chứa các nguyên tố khác, trong đó phổ biến là carbon, mangan và silic. Lưu huỳnh và phốt pho là những nguyên tố sinh ra do các nguyên liệu được sử dụng trong quá trình chế tạo cột đèn chiếu sáng đô thị cũng như các cột chiếu sáng công cộng như cột tín hiệu giao thông hay cột đèn nâng hạ bùng binh.

Trong số nguyên tố này, silic và phốt pho có ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm của lớp phủ mạ kẽm, silic ảnh hưởng nhiều nhất đến vẻ ngoài của lớp phủ mạ kẽm lên bề mặt của cột đèn đường hay còn gọi là trụ đèn cao áp.

Phần trăm của silic cao (trên 0,20%) có thể làm cho lớp phủ mạ kẽm xuất hiện màu xám nhạt, hoặc xuất hiện biến nhiều vết loang lổ.Lượng phốt pho cao có thể làm cho sản phẩm mạ kẽm có màu xám đậm hơn.

Đặc Điểm Của Bề Mặt Trụ Đèn Cao Áp

Các đặc điểm của bề mặt của trụ đèn cao áp sẽ ảnh hưởng đến lớp phủ mạ kẽm theo hai cách. Bề mặt thép thô sẽ có diện tích trên một đơn vị bề mặt lớn hơn, do đó tạo nên lớp phủ mạ kẽm dày hơn. Phần cán nóng thường tạo ra lớp phủ mạ kẽm dày hơn so với bề mặt nhẵn, cán nguội khoảng 30-50%.

Những khuyết điểm trên bề mặt trụ đèn cao áp sẽ vẫn xuất hiện trên bề mặt sản phẩm thép mạ kẽm nhúng nóng, Việc trụ đèn cao áp đã mạ kẽm rồi vẫn có thể mạ kẽm lại, Nhưng phải thực hiện lại them bước tẩy lớp mạ có sẵn để tiếp tục các bước tiếp theo của mạ kẽm (Xem quá trình mạ kẽm đoạn cuối bài viết này)

Thiết Kế Của trụ đèn cao áp trong mạ kẽm nhúng nóng

Thiết kế của trụ đèn cao áp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt của sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng. Kẽm nóng chảy cần tiếp xúc được với toàn bộ bề mặt của sản phẩm để đảm bảo khả năng chống ăn mòn tốt. Đồng thời, phần kẽm nóng chảy thừa phải dễ dàng rút khỏi bề mặt thép, nếu không, kẽm sẽ đọng lại bên trong và ảnh hưởng đến cấu trúc sản phẩm.

Điều này chúng ta có thể thấy trong các sản phẩm khi mạ kẽm thường có các lỗ đường kính từ D6 đến D12 tại mỗi góc của sản phẩm hoặc khúc gờ, điều này giúp cho kẽm thoát hơi và kẽm dễ dàng rút khỏi bề mặt trong của sản phẩm

Các trụ đèn cao áp được thiết kế phù hợp với quy trình mạ kẽm nhúng nóng sẽ đảm bảo chất lượng của sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng.

Quá Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng trụ đèn cao áp

Trước khi mạ kẽm trụ đèn cao áp được xử lý về mặt hóa học và ở giai đoạn cuối cùng, thép được nhúng vào dung dịch kẽm amoni clorua (ZAC). Quá trình này sẽ tạo ra một lớp tinh thể ZAC mỏng trên bề mặt thép.

Khi trụ đèn cao áp (Hàng đen) được nhúng vào bể kẽm nóng chảy, một số phản ứng sẽ xảy ra:

Các tinh thể ZAC này được kích hoạt bởi kẽm nóng chảy và thực hiện một bước làm sạch cuối cùng trên bề mặt thép. Các sản phẩm oxy hóa bởi phản ứng này bao gồm hỗn hợp của kẽm clorua và kẽm oxit. Những sản phẩm oxy hóa nhẹ hơn kẽm sẽ nổi lên bề mặt. Chúng được gọi là tro kẽm.

Khi thép đạt đến nhiệt độ của bể chứa kẽm nóng chảy, kẽm phản ứng với thép để tạo thành một loạt các hợp kim kẽm sắt. Một số các tinh thể hợp kim kẽm sắt thoát ra khỏi bề mặt của thép và tan vào bể kẽm nóng chảy.

Bể kẽm nóng chảy trở nên bão hòa với sắt. Trạng thái bão hòa này thường là khoảng 250 phần triệu tại nhiệt độ kẽm nóng chảy.

Theo thời gian, những tinh thể hợp kim kẽm sắt sẽ đông lại và chìm xuống đáy của bể chứa kẽm nóng chảy, chúng được gọi là xỉ kẽm. Chúng được loại bỏ ra khỏi bể chứa kẽm nóng chảy định kỳ bằng các thiết bị đặc biệt. Xỉ kẽm là tinh thể và có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với kẽm (nhiệt độ nóng chảy của xỉ kẽm là 650ᵒC, của kẽm là 420ᵒC).

Bề mặt kẽm nóng chảy liên tục bị ôxy hóa, lớp màng oxide này luôn luôn xuất hiện trên bề mặt kẽm.

Trong quá trình mạ kẽm cho trụ đèn cao áp, sự xuất hiện của xỉ kẽm và tro kẽm có thể ảnh hưởng đến lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng. Nếu sản phẩm tiếp xúc với lớp cặn ở dưới đáy của bể chứa kẽm nóng chảy, chúng có thể bám vào sản phẩm và tạo nên bề mặt thô và sần. Tro kẽm sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm mạ kẽm nhúng nóng.

Bề mặt thô sần sẽ rất khó đáp ứng được một số yêu cầu khắt khe của các khách hàng khó tính, trường hợp này thường là lỗi rất nhỏ trong quá trình mạ kẽm ở giai đoạn trụ đèn cao áp đang trong bể mạ. Nhà mạ kẽm có thể tẩy lớp mạ đã mạ và mạ lại lớp mạ mới, Nhưng không chắc rằng sẽ không thô sần nữa.

Lỗi này là sẽ gặp trong quá tình mạ kẽm áp dụng cho tất cả sản phẩm mạ không chỉ riêng mỗi trụ đèn cao áp của chúng ta, nên việc này cần giải thích rõ cho khách hàng hiểu để tránh lãng phí những phát sinh ngoài mong muốn.

Xem them về giá của trụ đèn cao áp tại link sau: http://trudendien.com/tin-tuc/bao-gia-tru-den-cao-ap-chieu-sang-duong-pho.html

Các câu hỏi thường gặp của trụ đèn cao áp mạ kẽm nhúng nóng.

  1. Hỏi: Độ dày lớp mạ trung bình là bao nhiêu?

Trả lời: Độ dày lớp mạ trung bình là 65m (micromet)

  1. Hỏi: Tiêu chuẩn áp dụng chung cho mạ kẽm nhúng nóng là gì?

Trả lời: Tiêu chuẩn áp dụng chung cho mạ kẽm là tiêu chuẩn ASTM A123

  1. Hỏi: Mạ kẽm trụ đèn mất thời gian bao lâu?

Trả lời: Mạ kẽm trụ đèn cao áp ảnh hưởng bởi số lượng hàng hóa tại nhà máy mạ kẽm, nếu tính từ thời gian bắt đầu mạ kẽm cho số lượng 100 trụ thì tới thời gian kết thúc mất khoảng 2 đến 3 giờ đồng hồ.

  1. Hỏi: Bề mặt sản phẩm đã mạ có thể bị trầy xước không?

Trả lời: Bề mặt sản phẩm đã mạ kẽm hoàn toàn có thể bị trầy xước nếu tiếp xúc với tác động bên ngoài, nhiều nhất là trong quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng.

  1. HỏiTrụ đèn cao áp mạ kẽm nhúng nóng chịu được tại môi trường biển?

Trả lời: Trụ đèn cao áp mạ kẽm nhúng nóng chịu được tại môi trường biển trong khoảng thời gian ngắn từ 2 đến 3 năm, Sau thời gian này có thể sẽ nhìn thấy rỉ sét bằng mắt thường.

Chúng ta có thể tăng độ dày lớp mạ >65 để kéo dài tuổi thọ rỉ sét, Đi cùng đó là chi phí đắt đỏ

  1. Hỏi: Lớp mạ kẽm lên bề mặt trụ đèn cao áp bảo hành bao lâu?

Trả lời: Sản phẩm trụ đèn cao áp thường bảo hành từ 3 đến 5 năm, Nhưng về lớp mạ thì bảo hành đến 10 năm ở môi trường bình thường (Không phải môi trường biển, hoặc môi trường tiếp xúc trực tiếp với hóa chất…)

 

 

5/5 - (45 bình chọn)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

CÔNG TY TNHH SX TM DV XNK CHIẾU SÁNG VIỆT NAM
  • Địa Chỉ: 31A Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
  • VPGD: 36 đường dẫn HCM, Tân Túc, Bình Chánh, HCM (Địa chỉ cũ: D3/42 Nguyễn Văn Linh, Tân Túc, Bình Chánh, HCM)
  • Điện thoại: (0283) 6368520 – Fax: 083 6368520
  • Kỹ thuật: 0937 818 489 (Nguyễn Văn Long)
  • Hotline / Zalo 1: 0932 647 002 (Nguyễn Tấn Quang)
  • Hotline / Zalo 2: 0906 026769 (Lê Phùng Quang)
  • Email: trudendien@gmail.com
chat zalo chat tawk goi lai